I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1. Thanh Hóa trong thời kỳ các vua Hùng dựng nước: Ở Thanh Hoá, các bộ lạc nguyên thuỷ cũng có mặt trên địa bàn rất rộng: từ miền núi đến đồng bằng, ven biển. Ở miền núi: Hang động Thẩm Hai và Thẩm Tiên (thuộc huyện Thường Xuân). Ở miền biển: Thuộc xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc. Ở vùng đồng bằng sông Mã: Vùng đồng bằng ven đôi bờ sông Mã, cư dân các bộ lạc ở di chỉ Cồn Chân Tiên cũng bước vào sơ kì thời đại đồng thau.
2. Thanh Hóa trong trung kì thời đại đồng thau: Giai đoạn Đông Khối : Thuộc làng Đông Khối, xã Đông Cương (Đông Sơn), được khai quật năm 1960.
3. Thanh Hóa thời Bắc thuộc :Trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, qua các triều đại Hán - Tam Quốc, Lưỡng Tấn - Tiền Tống - Tề - Lương - Tùy - Đường, địa danh của miền đất này cũng bao lần thay đổi theo sự thăng trầm của lịch sử.
II. LỊCH SỬ CON NGƯỜI
1. Thời đồ đá cũ : Các dấu vết của người nguyên thuỷ - người vượn sớm nhất ở Việt Nam, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 tại núi Ðọ, Thanh Hoá.
1.1. Văn hoá núi Đọ : Nằm trong địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh huyện Thiệu Hoá. Ðây là một hòn núi cao 160m, nằm bên hữu ngạn sông Chu.
1.2. Núi Quan Yên : Trên núi Quan Yên, tại địa điểm Quan Yên I (bên sườn Ðông - Ðông Nam), thuộc xã Ðịnh Công, huyện Yên Ðịnh, năm 1978 các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được những vết tích của con người sơ kì thời đại đồ đá cũ.
1.3. Hậu kì thời đại đồ đá cũ - Văn hoá Sơn Vi : Tại Thanh Hoá, các bộ lạc chủ nhân văn hoá Sơn Vi, theo tình hình hiểu biết hiện nay đã sinh sống trên địa bàn rộng lớn ở vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh. Dấu vết của họ đã được tìm thấy ở các huyện Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Hà Trung, Bá Thước và nhất là cụm di tích ở xã Hạ Trung (Bá Thước).
- Mái đá Ðiều: xã Hạ Trung, huyện Bá Thước một di tích được phát hiện năm 1984 . Trong các năm 1986 - 1989, Việt Nam đã hợp tác với các nhà khảo cổ học Bulgaria tiến hành khai quật 3 lần. Người vượn đã sinh sống ở hang mái đá Ðiều: Thung Khú (thuộc làng Man) hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ,…..
- Hang Con Moong: một di tích nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương - thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Di tích này được khai quật năm 1976, người vượn nguyên thuỷ Thanh Hoá đã sinh sống từ hậu kì thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ đá mới.
2. Thời đại đồ đá mới
2.1. Những vết tích của văn hoá Hoà Bình.
- Hang Con Moong (xã Thành Yên - huyện Thạch Thành): Ðây là một hang rộng, nền hang cao hơn 40m so với chân núi hiện tại và rộng hơn 300 m2. Người nguyên thuỷ cư trú trên khoảng diện tích 100 m2 tại cửa hướng Tây Nam, liên tục từ thời văn hoá Sơn Vi đến văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn.
- Di chỉ mái đá Ðiều và các di chỉ khác: Cũng như ở Con Moong, mái đá Ðiều là một di chỉ chứa đựng nhiều lớp văn hoá thuộc các thời đại đồ đá khác nhau. Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá đã tiến tới tổ chức công xã thị tộc mẫu hệ. Các công xã thị tộc thường cư trú trong một vùng đất nhất định. Trong mỗi hang động là một thị tộc cư trú bao gồm nhiều gia đình nhỏ với vợ chồng, con cái. Dấu tích bếp lửa ở giai đoạn được tìm thấy có quy mô nhỏ hơn giai đoạn trước và số lượng cũng tăng hơn.
2.2. Đồ gốm xuất hiện và cư dân văn hoá Bắc Sơn ở Thanh hoá:
2.3. Cư dân văn hoá Đa Bút chiếm lĩnh đồng bằng và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
III. LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
- Cuộc khởi nghĩa của Chu Ðạt (156 - 160)
- Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (Triệu Thị Trinh) năm 248
- Thời nước Vạn Xuân, Lý Nam Ðế (542 - 556)
- Cuộc khởi nghĩa của Lê Ngọc (đầu thế kỷ VII)
- Thời Dương Ðình Nghệ (? - 937)
- Thời Ngô Quyền (938 - 968)
- Thời Ðại Cồ Việt - Tiền Lê (968 - 1009)
- Thời Nhà Lý (1010 - 1225)
- Thời nhà Trần (1226 - 1400)
- Thời nhà Hồ (1400 - 1407)
- Cuộc kháng chiến 10 năm chống nhà Minh(1418 - 1428)
- Thời Lê sơ (1428 - 1516)
- Thời Lê Mạc (1516 - 1788)
- Thời Tây Sơn
- Thời nhà Nguyễn (1802 - 1945)
- Thời hiện đại
Tháng 9/1942, Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hoá thành lập. Ngày 24/7/1945, nhân dân huyện Hoằng Hoá giành chính quyền huyện thắng lợi. Ngày 19/8/1945, nhân dân thành phố Thanh Hoá và một số huyện tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi. 4 ngày sau, cách mạng thành công trên toàn tỉnh. Ngày 23/8/1945, chính quyền cách mạng tỉnh Thanh Hoá ra mắt đồng bào ở thị xã Thanh Hoá. Ngày 2/9/1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Cùng với cả nước, lịch sử Thanh Hoá bước vào thời kỳ phát triển mới. Trong thời đại phong kiến, người dân Thanh Hoá đã ghi lại những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam. Thanh Hoá là nơi phát tích của các vương triều: Tiền Lê, Hậu Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, triều Nguyễn. Trong sự nghiệp cách mạng ngày nay, người dân xứ Thanh cũng góp phần xứng đáng đối với cả nước để xây dựng quê hương mình nhanh chóng trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh..