1. CHÙA GIÁNG
Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Chùa được làm 4 gian, sau khi vua Trần Duệ Tông mất, nhân dân địa phương xin tạc tượng lập long nhang, hương khói thờ tại chùa (nay tượng vẫn còn v được thờ tự ở nhà Mẫu).Vẫn giữ được nét cổ kính, kiến trúc ban đầu, hệ thống ao Vua ngăn cách bởi mặt đường vào Tam Quan. Cống gồm 2 tầng mái với chiều cao 13,7m . Tằng hai có năm cửa cuốn vòm , cứa giữa cao 3,7m với 8 vòm cuốn cong, tổng cộng có 14 đòn đao theo thứ tự từ thấp lên cao dần. Những mảnh chạm khắc ở Tam Quan mang hình rồng mẫu tử, linh thú. Sân chùa rộng khoảng 30m. Nhà tiền điện có 13 pho tượng được tạc bằng gỗ, sơn son, thếp vàng. Chính giữa là tượng Thích Ca sơ sinh, bao quanh có 9 con rồng uốn khúc châu đầu vào nhau phun nước thơm tắm cho Đức Phật…
2. Thành Nhà HỒ
Thành còn có tên gọi là Tây Đô hay Tây Giai thuộc 2 xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Vào thời nhà Trần, Hồ Quý Ly đã chỉ huy việc xây dựng thành năm 1397. Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Thành gần giống hình vuông (870m x 883m), xây bằng đá xanh. Mặt ngoài thành ốp đá có độ dài trung bình 1,5m, cao khoảng 0,8 - 1m, bên trong ốp bằng đất, có 4 cổng xây kiểu vòm cuốn bằng đá khối rất lớn: Tiền – hậu – tả - hữu lần lượt theo hướng Nam – Bắc – Tây – Đông. Thành nội có các công trình kiến trúc như: điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ, cung Phù Cực, Đông cung, Đông Thái miếu, Tây Thái miếu