1. BIỂN SẦM SƠN
Thanh Hóa cũng đề ra mục tiêu cụ thể đối với loại hình du lịch biển là đến năm 2020 đón được 8.400.000 lượt khách (khách quốc tế là 248.000 lượt), phục vụ 17.500.000 ngày khách, tổng thu ước đạt 16.500 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 22.000.000 lượt khách (khách quốc tế là 1.250.000 lượt), phục vụ 51.600.000 ngày khách, tổng thu ước đạt 88.500 tỷ đồng. Sản phẩm mũi nhọn là biển đảo, để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
2. BIỂN HẢI TIẾN
Trên bờ biển thuộc địa phận 4 xã Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết.
Điều thú vị là du khách có thể lựa chọn cho mình những biệt thự riêng biệt hay khách sạn tiêu chuẩn với dịch vụ chất lượng cao như: Khu nghỉ dưỡng Eureka Linh Trường Xanh, biệt thự Hải Tiến, biệt thự Hoa Hồng, biệt thự Hướng Dương, khách sạn Sao Biển, khách sạn Ánh Phương, vườn Thảo Linh…Du khách có thể tham quan nhiều di tích lịch sử:
+ Đền thờ Tô Hiến Thành, làng cổ Hoàng Bột,
+ Đền thờ Trạng Quỳnh tại làng Bột Thượng (xã Hoằng Lộc);
+ Chùa Vĩnh Gia (Hoằng Phương) hiện đang lưu giữ 54 sắc phong của các triều đại vua phong.
+ Đền thờ các nhân thần và nhiên thần như: Triệu Quang Phục, Lê Phụng Hiểu, Trần Khát Chân, Lương Đắc Bằng, Lương Hữu Khánh, Tô Hiến Thành...;
+ Tượng đài Lão quân Hoằng Trường anh hùng - Nơi các cụ bắn rơi máy bay Mỹ, cồn Ba cây, cồn Mã Nhón - nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa 24/7 giành chính quyền sớm nhất tỉnh…trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. .
+ Về thăm Lạch Hới, Cồn Trường nơi có khu rừng bần, sú vẹt; qua bến Nguyệt Viên, bến Hàm Rồng thăm núi Ngọc, núi Rồng, động Tiên Sơn, hồ Kim Quy. Vừa thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng sông nước.
3. BIỂN HẢI THANH
Thuộc Xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa . Có chiều dài khoảng 4 km, trải dài từ mũi núi Thổi tới chân núi Du Xuyên.Ngoài khơi là Hòn Mê với khoảng 10 đảo lớn nhỏ. Không chỉ nghỉ ngơi và tắm biển, du khách có thể than quan nhiều di tích lịch sử như chùa Đót Tiên, đền Quang Trung và các nhà thờ thuộc giáo xứ Ba Làng có lịch sử khoảng 5 thế kỉ trước. Ở đây có nước mắm rất nổi tiếng, đó là nước mắm Ba Làng. Các sản phẩm tươi sống thường có là cua, ghẹ, ốc, vẹm xanh, tôm, ngao, và xò , . .
4. BIỂN HẢI HÒA
Đến thị trấn Còng huyện Tĩnh Gia chừng 40 km, rẽ trái thêm 3 km sẽ đến được biển Hải Hòa.
Trước vẻ đẹp của bờ cát trắng chạy dài 20 km về hướng bắc cho đến tận xã Hải Ninh, chỗ nào ở đây du khách cũng có thể thỏa sức tắm biển.
Nước biển nơi đây quanh năm trong xanh. Dọc bờ biển trải dài một triền phi lao xanh mát. Vẻ đẹp của biển sẽ kém đi nét hoang sơ, thơ mộng.
5. ĐẢO NẸ
Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc 6 km về phía Đông, đây là một cù lao đồi dài gần 900m, bề ngang nơi rộng nhất 400m, hướng Tây Nam - Đông Bắc, cao nhất về góc Tây Nam (có đỉnh 70,8m), thấp dần về bờ đảo Đông Bắc.
Với các đảo nhỏ (hòn Bò, hòn Sụp) và núi Linh Trường (huyện Hoằng Hóa) tạo thành một cánh cung án ngữ sóng gió mặt Nam và mặt Đông.
Theo “Đại Nam nhất thống chí” vua Lê Thánh Tông có “Bên cạnh nước biển, núi xanh cao chót vót, hình núi dị kỳ đứng sững cửa biển, chân núi có động sâu thẳm không cùng ….”
Tục thờ cá voi (ông Nam Hải) gắn với một hiện tượng có thật về cá voi hay cứu người, cứu thuyền lúc bão tố ngoài khơi và lễ hội cầu ngư được tổ chức ở đây với những nghi thức trang trọng, thành kính.
Cùng với các làng trong đất liền, tại Đảo Nẹ người ta cũng cho xây dựng một ngôi đền thờ thủy thần.
Cứ ba năm lễ hội lớn ở làng Diêm Phố được tổ chức định kỳ vào mùa xuân, trong ba ngày, từ 22 đến ngày 24 tháng 2 âm lịch. Tín ngưỡng này gắn liền với lễ hội Cầu Ngư (xưa còn gọi là Cầu Mát) thờ các vị thần biển
6. ĐẢO HÒN MÊ
"Chiến hạm nổi" Hòn ngọc Thanh Hóa
Rộng 10km2 mặt biển, gồm 18 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những thắng cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ hội tụ đầy đủ các yếu tố hải - giang - sơn - thủy. Diện tích 4km2, độ cao trung bình so với mặt biển 175m, đỉnh cao nhất 259m. Xung quanh đảo là những vách đá dựng đứng, hai bãi cát ở chân đảo phía Bắc và phía Nam có chiều dài 200m, rộng 100m, rất thuận lợi cho tàu thuyền cập đảo nhất là khi trời giông bão.
Đảo Mê xưa có tên là đảo Vị, dãy núi Nam Động phía Tây nhìn ra biển thấy 18 hòn đảo xếp thành hình chữ Vị (chữ Hán cổ). Cụm đảo còn có tên chữ khác là Thập Bát Mã Sơn (tức 18 con tuấn mã). Đảo Mê là một trong 5 bãi khai thác đánh bắt nhiều mực nhất ở khu vực vịnh Bắc Bộ.
7. ĐẢO BIỆN SƠN
Hay còn gọi là “Hòn Biện Sơn” được mệnh danh là hòn đảo xanh vùng ven biển huyện Tĩnh Gia. Xưa kia là Cù lao Biện thuộc đất An Hòa, tổng Tuần La, huyện Kiết Chuế, sau gọi là phường Tứ Chiếng Biện Sơn, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hóa. Nay là thuộc xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài ra Thành Ông Ninh có từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tôn tạo, sửa chữa xây dựng lại. Thành gồm có 3 thành nhỏ: Thành Đồn, thành Hươu, thành Ngọc. Tại thành còn để lại nhiều dấu tích mũi tên đồng, những mảnh gốm có tuổi thọ hàng ngàn năm. Thành được xây dựng bằng cách ghép đá. Thành Đồn hay còn gọi là đồn Biện Sơn nằm ở phía Đông Bắc. Thành hình tròn, trên mặt thành đắp thêm một tường thành cao. Thành chỉ có một cửa mở về phía Tây Nam. Cổng thành xây bằng gạch, cửa ra vào xây kiểu tò vò.Trong thành có một khẩu súng thần công; Thành Hươu nằm ở phía Đông Nam của đảo. Tên gọi là thành Hươu vì ở chân núi gần thành có một ghềnh đá hình con hươu., Đền thờ Sát hải Đại Vương: Hướng mặt về phía Hòn Mê.