Hà Tĩnh là một tỉnh của Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).
Năm 1976, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Quốc hội Việt Nam khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh
VỊ TRÍ
Hà Tĩnh trải dài 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Borikhamxay và tỉnh Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông
Địa hình
Nằm cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam, có dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và cắt các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn . Tỉnh Hà Tĩnh được chia làm 4 loại địa hình: Vùng núi hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Rào Trổ.
· Vùng trung du và bán sơn địa
· Vùng đồng bằng bên Quốc lộ 1A , núi Trà Sơn
· Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, sông
Khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, còn ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, khí hậu nhiệt đới của miền Nam và mùa đông giá lạnh miền Bắc;
Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, khô hạn kèm theo (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới hơn 40oC, cuối tháng 7 đến tháng 10 có nhiều đợt bão , lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm.Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7oC
Hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và 76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa. Hà Tĩnh có thảm thực vật rừng đa dạng với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn với khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhuyễn thể như sò, mực. Về khoáng sản, tỉnh có trữ lượng khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, phosphorit, than bùn, kaolin, cát thuỷ tinh, thạch anh
Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³ còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, Đập Đồng Quốc Cổ Đạm.
Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, trong đó có với 262 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 11 thị trấn, 21 phường và 230 xã